Với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe lại càng được chúng ta quan tâm đến. Việc ăn uống và sức khỏe hằng ngày không chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu cấp thiết hằng ngày của chúng ta mà đồng thời còn là biện pháp để duy trì và nâng cao sức khỏe.
Đối với loài người chúng ta ban đầu chỉ là ăn để mất cảm giác đói, đến sau này cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của chúng ta là muốn ăn ngon và mặc đẹp. Tuy nhiên để có được một dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức khỏe thì điều này không phải ai cũng biết.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Đảm bảo cho bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Để bữa ăn của bạn được đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn cần liệt kê cho mình một danh sách thực đơn hợp lí và khoa học gồm 4 nhóm thức ăn chính là: tinh bột, đường, chất đạm, chất béo, nhiều vitamin, chất xơ và muối khoáng. Bạn nên thay đổi các món ăn thường xuyên để cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất đầy đủ.
- Nhóm tinh bột bạn có thể sử dụng : gạo, ngô, khoai, sắn, mì,… sẽ cung cấp cho năng lượng hoạt động.
- Nhóm chất đạm : gồm nguồn gốc thức ăn từ động vật là thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ,…
Ngoài ra trong bữa ăn bạn cũng cần cung cấp thêm nhóm chất béo và nhóm rau quả để không bị thiếu bất kì loại dưỡng chất nào. Tuy nhiên, khi cung cấp bất kì loại chất nào thì cũng không nên chỉ ăn 1 chất. Không nên nhịn bữa sáng, ăn quá no vào bữa tối sẽ rất hại cho dạ dày.
Không ăn quá mặn
Muối là loại gia vị không thể thiết cho mon ăn thêm đậm đà nhưng bạn không nên lạm dụng quá. Ăn nhiều muối sẽ có nguy cơ mắc bệnh về huyết áp càng cao vì vậy nếu có thể bạn nên hạn chế sử dụng muối.
Đối với người bình thường, không mắc bất kì bệnh gì thì chỉ nên ăn 6-8g muối/ ngày, mì chính 5g/ ngày. Trong bữa ăn không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều muối như : dưa muối mặn, cá mắm, mắm tôm, thịt cá đóng hộp,…
Ăn ít đường
Đối với những người bị thừa cân hay béo phì thì việc hạn chế ăn đường lại càng nên làm. Đường có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất trong cơ thể làm quá trình tiêu hóa nhanh dẫn đến việc mau đói, như vậy chúng ta sẽ ăn nhiều hơn. Mỗi tháng chỉ nên sử dụng tối đa 500g đường.
Hạn chế ăn chất béo
Chất béo cũng là loại chất cần thiết cho cơ thể nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm chứa chất béo để ngăn ngừa tình trạng bị béo thì, tim mạch, tăn huyết áp.
Nên cung cấp các loại chất béo từ thực vật như : lạc, vừng. Hạn chế sử dụng chất béo từ động vật.
Ăn nhiều các loại rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất,, chất xơ và vitamin cho cơ thể. Nên phối hợp ăn nhiều loại rau của khác nhau để cung cấp đầu đủ các loại vitamin.
Nên ăn các loại rau như : rau cải chíp, cải xoăn, đậu rồng, giá đỗ, cần tây,…
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm là yếu tố quan trọng để bạn có 1 sức khỏe ổn định mà không phải lo đến bệnh tật. Với thời buổi hiện nay khi ở bên ngoài có rất nhiều loại thực phẩm không được an toàn thì con người chúng ta càng phải chú ý đến việc ăn uống hơn.
- Nên rửa tay trước khi ăn
- Chỉ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ rang
- Ăn thức ăn đã được vệ sinh và nấu chín, đảm bảo các loại thức ăn sau khi nấu được để ở nơi sạch sẽ.
- Nước không đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố gây lây nhiễm bệnh.
Dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo vệ sinh cần được tất cả mọi người thực hiện. Đó là yếu tố đầu tiên để có một sức khỏe tốt cho bạn và gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét